Nhận diện sớm các triệu chứng mất nước ở người lớn

Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ bù đắp cho lượng đã mất, gây mất cân bằng nước và điện giải, từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu mất nước giúp người bệnh kịp thời áp dụng biện pháp xử lý, hạn chế các hậu quả không mong muốn.

Mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ bù đắp cho lượng nước đã mất
Mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ bù đắp cho lượng nước đã mất

Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước ở người lớn

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 55 – 60% nước. Chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể cũng đã ảnh hưởng đến thể lực và tinh thần, trong khi mất từ 10% trở lên có thể đe dọa đến tính mạng. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt, vận chuyển dưỡng chất, đào thải độc tố qua thận và ruột. Khi lượng nước mất đi (do mồ hôi, hô hấp, nước tiểu, tiêu chảy, nôn ói) vượt quá lượng bù vào, sự cân bằng nước và điện giải sẽ bị rối loạn, dẫn đến các biến chứng như tụt huyết áp, suy thận, rối loạn nhận thức hoặc sốc nhiệt.

Nhiều nguyên nhân có thể gây mất nước ở người lớn, bao gồm:

    • Uống không đủ nước: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người bận rộn, thường không duy trì đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
    • Hoạt động thể lực mạnh: Khi tập luyện hoặc làm việc nặng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi để điều chỉnh thân nhiệt, khiến lượng nước và điện giải bị hao hụt đáng kể.
    • Nhiệt độ môi trường cao: Thời tiết nóng bức làm tăng tiết mồ hôi, dễ gây mất nước nhanh chóng nếu không bù đắp kịp thời.
    • Bệnh lý: Các bệnh như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao có thể khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng trong thời gian ngắn. Bệnh thận hoặc việc sử dụng thuốc lợi tiểu cũng làm tăng nguy cơ mất nước.
    • Sử dụng chất kích thích: Việc tiêu thụ nhiều cà phê hoặc rượu gây lợi tiểu, làm tăng thải nước khỏi cơ thể.

Triệu chứng mất nước ở người lớn sẽ khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng:

    • Mất nước nhẹ và vừa:
    • Cảm giác khát;
    • Nước tiểu sẫm màu, lượng ít;
    • Khô miệng, lưỡi khô;
    • Da khô, kém đàn hồi;
    • Đau đầu;
    • Chóng mặt, choáng váng;
    • Mệt mỏi, thiếu năng lượng;
    • Táo bón.

Mất nước nghiêm trọng:

    • Đi tiểu rất ít hoặc không đi tiểu;
    • Nước tiểu có màu đậm như trà;
    • Da rất khô, nhăn nheo;
    • Mắt trũng sâu;
    • Nhịp tim nhanh;
    • Huyết áp tụt thấp;
    • Lú lẫn, mất phương hướng;
    • Co giật;
    • Thậm chí bất tỉnh.

Người lớn bị mất nước nên xử lý như thế nào?

Cách xử lý khi nhận thấy dấu hiệu bị mất nước
Cách xử lý khi nhận thấy dấu hiệu bị mất nước

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi nhận thấy dấu hiệu mất nước ở người lớn, cần xử lý kịp thời để tránh biến chứng:

    • Bổ sung nước: Uống nước ngay, nên uống từ từ từng ngụm nhỏ. Nước lọc là lựa chọn tốt cho trường hợp nhẹ.
    • Bù điện giải: Sau khi vận động mạnh, tiêu chảy, nôn mửa cần bổ sung oresol hoặc nước điện giải theo hướng dẫn để bù lại lượng điện giải mất đi.
    • Tránh đồ uống không phù hợp: Hạn chế nước ngọt có gas, nước ép đóng hộp và đồ uống chứa caffeine vì có thể làm tăng tình trạng mất nước.
    • Nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ: Tránh vận động mạnh, nghỉ tại nơi thoáng mát để giảm mất nước thêm qua mồ hôi.
    • Ăn thực phẩm giàu nước: Ưu tiên dưa hấu, cam, dưa chuột, dâu tây, rau xanh… để bổ sung nước tự nhiên.
    • Theo dõi triệu chứng: Nếu không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, có thể cần truyền dịch khi mất nước nặng.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng mất nước ở người lớn

Bên cạnh việc nhận biết dấu hiệu mất nước ở người lớn, bạn cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa sau:

Uống đủ nước mỗi ngày:

Hãy uống nước đều đặn, không đợi đến khi khát mới bổ sung. Nhu cầu nước trung bình khoảng 2 – 2,5 lít/ngày, có thể thay đổi tùy vào độ tuổi, mức độ vận động và thời tiết.

Bổ sung nước khi vận động hoặc thời tiết nóng:

Khi luyện tập thể thao hay làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, cần uống nước trước, trong và sau khi hoạt động. Với các hoạt động cường độ cao hoặc kéo dài, nên bổ sung thêm điện giải.

Bổ sung nước khi mắc bệnh:

Sốt, tiêu chảy, nôn mửa khiến cơ thể nhanh chóng mất nước và điện giải. Cần bù nước kịp thời, có thể sử dụng oresol theo hướng dẫn.

Duy trì thói quen uống nước:

Mang theo chai nước bên mình và đặt nhắc nhở uống nước để duy trì thói quen bổ sung nước thường xuyên.

Hạn chế đồ uống gây mất nước:

Giảm tiêu thụ cà phê, rượu, đồ uống có cồn vì chúng làm tăng bài tiết nước tiểu. Tăng cường ăn trái cây và rau củ giàu nước như dưa hấu, cam, dưa leo, bưởi… để bổ sung nước và dưỡng chất tự nhiên.

Mất nước có thể xảy ra không chỉ trong mùa hè hay khi vận động mạnh mà còn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở người cao tuổi, người làm việc trong môi trường nóng hoặc có bệnh lý nền. Việc phát hiện sớm giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy thận hay rối loạn điện giải.

Mô tả Thu Oanh