Rối loạn trầm cảm: Nguyên nhân và hướng điều trị

Rối loạn trầm cảm đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở giới trẻ và dân văn phòng. Nhiều người dễ nhầm lẫn bệnh với cảm giác buồn thông thường, dẫn đến hiểu lầm, kỳ thị và bỏ lỡ thời điểm điều trị thích hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận diện đúng triệu chứng, nguyên nhân và các giải pháp điều trị hiệu quả.

Rối loạn trầm cảm đang càng ngày trở nên phổ biến
Rối loạn trầm cảm đang càng ngày trở nên phổ biến

Tìm hiểu về rối loạn trầm cảm

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, rối loạn trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác buồn bã kéo dài, mất hứng thú trong sinh hoạt và suy giảm chức năng sống. Đây không đơn thuần là cảm xúc buồn thông thường mà là tình trạng bệnh lý phức tạp, cần được chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.

Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính và tầng lớp xã hội, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Tùy mức độ và thời gian kéo dài, trầm cảm gồm:

    • Trầm cảm điển hình: Buồn sâu sắc liên tục trên 2 tuần, kèm mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn ăn uống.
    • Trầm cảm kéo dài: Cảm giác u sầu liên tục ít nhất 2 năm.
    • Trầm cảm sau sinh: Thường xuất hiện vài tuần đến vài tháng sau sinh.
    • Trầm cảm theo mùa: Thường xảy ra vào mùa đông, gây buồn bã, uể oải.

Dấu hiệu của rối loạn trầm cảm

Triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau ở từng người, tùy theo mức độ bệnh. Một số dấu hiệu điển hình gồm:

    • Cảm xúc tiêu cực kéo dài: Buồn bã, trống rỗng, dễ cáu giận, cảm giác tội lỗi, vô dụng.
    • Mất hứng thú: Không còn quan tâm đến các hoạt động, sở thích trước đây.
    • Biểu hiện thể chất: Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều), thay đổi khẩu vị, cân nặng tăng hoặc giảm bất thường.
    • Suy giảm năng lượng: Mệt mỏi kéo dài, khó tập trung, thiếu sinh lực.
    • Hạn chế giao tiếp: Tránh xa người thân, làm việc kém hiệu quả.
    • Trường hợp nặng: Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.

Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm

Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm rất đa dạng
Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm rất đa dạng

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, nguyên nhân gây trầm cảm rất đa dạng, bao gồm yếu tố di truyền, rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, áp lực cuộc sống và các bệnh lý về não.

    • Di truyền: Người có người thân từng mắc trầm cảm có nguy cơ cao hơn. Dù di truyền không quyết định hoàn toàn, nhưng làm tăng nhạy cảm với stress.
    • Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Sự rối loạn các chất như dopamine, serotonin… làm rối loạn cảm xúc và hành vi, gây buồn bã, chán nản.
    • Áp lực công việc, gia đình: Căng thẳng kéo dài dễ kích hoạt trầm cảm, nhất là ở người nhạy cảm.
    • Tổn thương não: Chấn thương sọ não, đột quỵ, u não hay Alzheimer có thể làm rối loạn vùng kiểm soát cảm xúc, dẫn đến trầm cảm.

Rối loạn trầm cảm có gây nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Một số biến chứng có thể gặp gồm:

    • Suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.
    • Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập, công việc và các mối quan hệ.
    • Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích, rối loạn ăn uống.
    • Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể tìm đến tự sát do tuyệt vọng.

Hướng điều trị cho người bị rối loạn trầm cảm

Trầm cảm cần được kiểm soát kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp điều trị chuyên môn:

    • Thuốc chống trầm cảm: Giúp điều chỉnh hóa chất trong não, cần dùng đúng liều và thời gian theo chỉ định bác sĩ.
    • Tâm lý trị liệu: Giúp bệnh nhân nhận diện, giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
    • Trị liệu kết hợp: Áp dụng cho trường hợp nặng, kết hợp thuốc và tâm lý trị liệu.

Vai trò của gia đình và môi trường sống:

Gia đình cần lắng nghe, tạo không gian an toàn, khuyến khích chia sẻ và giảm áp lực để hỗ trợ người bệnh.

Xây dựng lối sống tích cực:

Người bệnh nên duy trì vận động thể chất, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và hạn chế các thói quen tiêu cực để cải thiện tâm trạng.

Trên đây là tổng quan về nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp hỗ trợ rối loạn trầm cảm. Đây là bệnh lý nghiêm trọng, cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Mô tả Thu Oanh